Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng

Thứ bảy - 20/04/2024 06:08 94 0
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng

Bà Nguyễn Thị Hằng, trú tại phường 13, quận 4, TP Hồ Chí Minh rất đỗi tự hào vì giờ đây, bà có 5 người con nuôi là sinh viên Lào sang học tập tại Việt Nam. Ban đầu, bà Hằng dự định nhận đỡ đầu 2 cháu là sinh viên Lào trong một khoảng thời gian, nhưng qua sinh hoạt, giao tiếp, bà nhận thấy bản thân hiểu rõ suy nghĩ, tình cảm của các con nên quyết định xin nuôi các con đến khi học xong đại học. Hạnh phúc hơn là ngoài 2 con là sinh viên Lào chính thức nhận từ chương trình thì còn có 3 sinh viên Lào khác vì trân quý tình cảm của bà cũng tự nguyện làm con nuôi của gia đình.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng

 

Bà Hằng chia sẻ: “Khi các con đến với gia đình, gọi tôi bằng tiếng “mẹ”, tôi thấy mình phải có trách nhiệm với các con, yêu thương, chăm sóc các con như chính người thân của mình. Các con đến ở với gia đình đều rất ngoan, hăng hái giúp gia đình mọi việc, cùng gia đình thực hiện công tác xã hội, các phong trào ở địa phương nên được cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị, đoàn thể quan tâm và đánh giá cao”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Bà Nguyễn Thị Hằng

“Khi các con đến với gia đình, gọi tôi bằng tiếng “mẹ”, tôi thấy mình phải có trách nhiệm với các con, yêu thương, chăm sóc các con như chính người thân của mình”.

Theo bà Hằng, khi có các hoạt động xã hội, gia đình bà và các con đều được được mời tham gia. Để các con hiểu thêm về phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, khi gia đình đi dự đám cưới, lễ tiệc, bà đều cho các con theo cùng như một thành viên chính thức, để các con có cơ hội hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Việt Nam.

Cũng như bà Hằng, 10 năm qua, bà Trương Thúy Uyên, phường 15, quận 4, TP Hồ Chí Minh đã tham gia hoạt động nhận đỡ đầu sinh viên Campuchia học tập ở TP Hồ Chí Minh. Hiện tại, bà đang đỡ đầu cho 2 sinh viên Campuchia cùng học tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Tuy các con không ở trực tiếp với gia đình nhưng vẫn thường xuyên đến với ba mẹ nuôi tham gia sinh hoạt, đi tham quan, hay cùng tham gia các hoạt động chung với gia đình.

Bà Uyên cho biết: “Tôi có con trai cùng tuổi với hai con nuôi người Campuchia, lại cùng học một trường Đại học. Đây là điều kiện thuận lợi để tôi quan tâm, chăm sóc các con. Các con luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong thời gian ở trường”.

Thời gian đầu nhận nuôi sinh viên Campuchia bà Uyên gặp một số khó khăn nhất định như tâm lý e ngại của các con khi đi du học một mình ở nước ngoài, tiếp xúc gia đình lạ, rồi có em thì tiếng Việt chưa tốt lắm… Vượt qua tất cả, bà tự nhủ rằng, với sự chăm sóc, yêu thương thật lòng sẽ gieo tình cảm tốt cho các em sinh viên Campuchia. Khi các em ốm đau, hoặc khi có thành tích học tập tốt hay sinh nhật, bà đều chia sẻ, động viên kịp thời. Món quà lớn lao nhất với bà là hạnh phúc khi nghe các con nuôi gọi bằng “mẹ”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Niềm hạnh phúc của bà Trương Thúy Uyên cùng các con nuôi người Campuchia. Ảnh: NVCC

Không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước cũng chung tay tham gia mô hình nhận nuôi giúp đỡ các em sinh viên Lào, Campuchia đang học tập và sinh sống trên địa bàn.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Những điệu múa gắn kết tình thân Việt-Lào. Ảnh: Đức Anh

Xác định là “Người Mẹ thứ hai”, bà Hoàng Thị Nga, trú tại phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã tích cực tham gia nuôi dưỡng con em Lào sang học tập tại Việt Nam.

 

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Lễ kết nghĩa Phụ nữ Khối Trung Hưng với sinh viên Lào học tập tại Trường Đại học Y khoa Vinh - Tỉnh Nghệ An. Ảnh: NVCC
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Ảnh trái: Vào mỗi dịp cuối tuần, lễ, Tết các con nuôi lại về ăn cơm với gia đình bố mẹ nuôi.
Ảnh phải: Nhiều bài hát, điệu múa truyền thống của hai nước Việt - Lào là món ăn tinh thần không thể thiếu tại buổi liên hoan tất niên. Ảnh: Đức Anh

Bà Nga tâm sự: “Ngày 25-7-2020, Chi hội phụ nữ khối Trung Hưng, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức lễ kết nghĩa với sinh viên Lào tại Trường đại học Y khoa Vinh. Lúc đó có 122 lưu học sinh Lào và ngay sau khi tổ chức lễ kết nghĩa xong, tháng 9-2020 hoạt động nhận con nuôi được tổ chức, chia làm 3 giai đoạn. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát nên khối chỉ tổ chức được đợt 1 gồm có 40 con, gia đình tôi nhận nuôi 3 con. Trước đó tôi cũng đã nhận nuôi 1 con là sinh viên Lào, hiện con đã học xong và trở về nước”.

Cùng với gia đình bà Nga, có nhiều gia đình đã nhận nuôi các em sinh viên Lào từ rất lâu trước khi diễn ra lễ kết nghĩa.

Thời gian trôi đi, các em sinh viên Lào và Campuchia cũng dần tốt nghiệp và trở về quê hương sinh sống, làm việc nhưng vẫn giữ liên lạc với bố mẹ nuôi ở Việt Nam. Bố mẹ nuôi và các con có rất nhiều kỷ niệm vui buồn, với bà Nga, kỷ niệm sâu đậm nhất và thương nhất là với em Phonekeo, tên Việt Nam là Thảo Tiên. Khi em sang học, mẹ em bị bệnh tim, được đưa đến Việt Nam điều trị, phẫu thuật tại bệnh viện ở Hà Nội nhưng sau đó lại không thể về nước do dịch bệnh. Biết được hoàn cảnh của em, bà Nga thương lắm, bà đã bàn bạc cùng chi hội tìm cách giúp đỡ em. Đến tháng 3-2022, Thảo Tiên tốt nghiệp về nước, đưa cả mẹ ruột về cùng. Bà Nga chia tay hai mẹ con và gửi ít quà Việt Nam cho em mang về mà hai mẹ con ôm nhau rơi nước mắt. Tới nay, hai mẹ con vẫn liên lạc với nhau qua mạng xã hội.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Ông Vũ Vương Việt chụp ảnh bên bốn lưu học sinh Campuchia được ông đỡ đầu.
Ảnh: Nhân vật cung cấp

 

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Ông Vũ Vương Việt nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

“Việc đón nhận các cháu không khác gì ươm mầm cho tình hữu nghị Việt Nam-Campuchia. Hàng trăm sinh viên Campuchia do Hội đỡ đầu đã tốt nghiệp về nước, trở thành nguồn nhân lực quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Campuchia và là nhịp cầu hữu nghị giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia”, ông Vũ Vương Việt, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

Là một trong những người từng công tác tại Campuchia, với tình cảm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân Campuchia, khi về nước, ông Vũ Vương Việt, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia đã mang theo bao tình cảm gắn bó với đất nước chùa Tháp. Khi phong trào “Ươm mầm hữu nghị” bắt đầu được phát động liên tục từ năm 2002 đến nay, ông và gia đình đã tích cực tham gia chương trình và đã nhận đỡ đầu 7 sinh viên Campuchia học tập tại Việt Nam.

Cũng là một trong những người tích cực hưởng ứng phong trào “Ươm mầm hữu nghị” và có tới 9 người con đỡ đầu là sinh viên Campuchia, ông Nguyễn Thế Đậu, nguyên Vụ phó Vụ Kế hoạch - Tài Chính, Văn phòng Quốc hội chia sẻ: “Mục đích phong trào này là nâng cao khả năng ngôn ngữ tiếng Việt, nhằm hỗ trợ, động viên các con giành kết quả cao trong học tập. Bên cạnh đó, thông qua chương trình, tạo điều kiện cho các sinh viên tìm hiểu về văn hóa, lịch sử truyền thống của Việt Nam như tổ chức các chuyến du lịch tại các tỉnh thành. Những dịp lễ tết, như Tết Nguyên đán, Tết Campuchia, Quốc khánh 2-9, Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia cũng như trực tiếp cá nhân gia đình ông thường xuyên tổ chức tặng quà cho các cháu sinh viên được nhận đỡ đầu, cùng các cháu đi tham quan, tìm hiểu các giá trị lịch sử văn hóa Việt Nam”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Ông Nguyễn Thế Đậu cùng các con nuôi sinh viên Campuchia lưu lại những kỷ niệm đẹp trong các chuyến tham quan, du lịch. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Một trong những địa phương đi đầu trong nuôi dưỡng con em Lào - Campuchia sang học tập tại Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh. Để thực hiện tốt việc này, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã có Đề án số 01/ĐA-MTTQ-BTT ngày 28-5-2021 về việc tổ chức Chương trình “Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021- 2025. Từ đề án này, Ban tổ chức đã thông tin đến Tổng lãnh sự quán Lào và Tổng lãnh sự quán Campuchia tại TP Hồ Chí Minh để trao đổi thống nhất về các nội dung chương trình thực hiện. Theo đó, các bên đã thống nhất cao về nội dung, cách thức triển khai chương trình trong giai đoạn 2021-2025.

Đến nay, Ban tổ chức chương trình đã vận động và ghi nhận có 33 gia đình, 42 sinh viên Lào và 6 sinh viên Campuchia tham gia trong năm 2022. Trong đó, các gia đình nhận sinh viên với nhiều hình thức: Sống cùng gia đình, giao lưu vào cuối tuần hoặc thời gian nghỉ học…

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP Hồ Chí Minh năm 2022.

 

 

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng

Bên cạnh tấm lòng của các gia đình nhận đỡ đầu, nhận nuôi sinh viên Lào, Campuchia, để chương trình thực sự hiệu quả, vai trò của các cấp chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng. Sự quan tâm, chỉ đạo cùng những việc làm thiết thực như hoạt động quyên góp hay ủng hộ nuôi dưỡng đã mang đến thành công cho chương trình nói riêng và thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa 3 nước anh em Việt Nam - Lào - Campuchia.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tuyên dương sinh viên Lào, Campuchia tiêu biểu năm 2022.
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Hội Cựu chiến binh-Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh tặng quà cho sinh viên Lào, Campuchia trong chương trình giao lưu hữu nghị. Ảnh: Đỗ Phú
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Các gia đình cha mẹ nuôi Việt cùng các con nuôi Lào, Campuchia tham quan Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Đỗ Phú

 

Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trên cả nước luôn theo dõi, dành sự quan tâm sâu sắc đến sinh viên Lào, Campuchia đang học tập, sinh sống trên địa bàn. Tại thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua, Thành đoàn Thành phố đã tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác thanh niên giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia nói chung.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh tin tưởng rằng chính các sinh viên Lào, sinh viên Campuchia là nhân tố tích cực góp phần thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, hữu nghị, tình cảm keo sơn gắn bó của nhân dân ba nước. Các sinh viên sẽ tiếp tục là những người vun đắp cho mối quan hệ tốt đẹp giữa ba nước, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN hòa bình, hợp tác và phát triển. Tuổi trẻ của ba nước Việt Nam – Lào - Campuchia sẽ là nhân tố rất quan trọng trong kết nối và thắt chặt tình hữu nghị, sự trọn nghĩa vẹn tình đã được các thế hệ hun đúc, phát triển”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Đồng chí Nguyễn Hồ Hải (áo trắng, đứng giữa) cùng các đại biểu, sinh viên ba nước trong chương trình giao lưu sinh viên Việt Nam-Lào-Campuchia năm 2022.
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Ảnh trái: Tiết mục văn nghệ trong chương trình giao lưu sinh viên Việt Nam-Lào-Campuchia năm 2022.
Ảnh phải: Đồng chí Nguyễn Hồ Hải phát biểu trong chương trình giao lưu sinh viên Việt Nam-Lào-Campuchia dịp Tết cổ truyền Lào, Campuchia.

Điểm nổi bật của chương trình gia đình Việt nhận đỡ đầu, nhận nuôi sinh viên Lào, Campuchia là đã tạo được môi trường tốt cho sinh viên Lào, Campuchia tham gia trải nghiệm đời sống sinh hoạt hằng ngày của các gia đình Việt Nam, qua đó gắn kết tình cảm, tinh thần cho các bạn khi phải học tập xa nhà. Chương trình đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan. Đặc biệt, chương trình thành công là nhờ sự tích cực hưởng ứng, tham gia của các gia đình Việt Nam. Nghĩa cử cao đẹp ấy đã góp phần thiết thực cùng thành phố tăng cường công tác đối ngoại nhân dân với nhân dân Lào, Campuchia.

Bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền cũng như các tổ chức, cơ quan đoàn thể, không thể thiếu sự giúp đỡ, đồng hành của các trường đại học, cao đẳng, các ký túc xá, nơi có các bạn sinh viên Lào, Campuchia theo học và sinh sống.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Các sinh viên Lào, Campuchia học tập tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tham gia vui xuân, Tết cổ truyền tại Việt Nam. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Ảnh trái: Các sinh viên Lào, Campuchia biểu diễn trong lễ khai giảng năm học mới tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Ảnh phải: Các sinh viên Lào, Campuchia tham quan khu nông nghiệp công nghệ cao tại TP Hồ Chí Minh.

 

Đồng chí Nguyễn Thanh Nhã, Phó giám đốc Ký túc xá sinh viên Lào tại TP Hồ Chí Minh cho biết: Ban Giám đốc Ký túc xá sinh viên Lào định kỳ làm việc với Ban tự quản sinh viên Lào, Ban tự quản sinh viên Campuchia trong việc giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình học tập, sinh hoạt tại ký túc xá. Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, cập nhật hồ sơ quản lý sinh viên, đăng ký tạm trú, tạm vắng định kỳ và hướng dẫn cho các lưu học sinh lưu trú tại Ký túc xá sinh viên Lào gia hạn visa qua hệ thống phần mềm quản lý của cục xuất nhập cảnh. Tổ chức buổi làm việc, trao đổi với tân sinh viên lưu trú về những quy định, nội quy của ký túc xá; đồng thời lắng nghe, chia sẻ và giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của sinh viên mới lưu trú.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Lãnh đạo Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia chụp ảnh cùng Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia.

 

Trong chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, ký túc xá đã phối hợp tổ chức các hoạt động chào mừng Tết cổ truyền Bunpimay (Lào) và tết cổ truyền Chol Chnam Thmay (Campuchia) cho sinh viên Lào và sinh viên Campuchia. Đồng thời, tổ chức sân chơi hội nhập định kỳ hàng tháng dành cho sinh viên Lào, Campuchia cùng các chuyến tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, địa chỉ đỏ... Cùng với đó, tọa đàm, trao đổi chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa”, vận động các đơn vị phối hợp trao tặng học bổng cho sinh viên Lào, Campuchia...

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tặng quà cho sinh viên Lào, Campuchia nhân dịp Tết cổ truyền Việt Nam. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Các sinh viên Lào, Campuchia biểu diễn trong lễ hội Tết cổ truyền Việt Nam tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Ảnh: Nhà trường cung cấp

 

Để gắn kết sinh viên Việt Nam - Lào - Campuchia, các trường đại học đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Mỗi nhóm thực hành, thực tập đều có sinh viên Việt Nam - Lào - Campuchia cùng hỗ trợ các bạn chưa giỏi tiếng Việt, chưa nắm kỹ bài học… Đồng thời, thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu bóng đá, dã ngoại, văn nghệ, ẩm thực giữa sinh viên Việt Nam - Lào - Campuchia, nhằm giao lưu văn hóa giữa các nước.

Là một hoạt động đầy ý nghĩa, đậm chất nhân văn, thắm đượm tình hữu nghị, chương trình các gia đình Việt nhận nuôi, đỡ đầu, giúp đỡ sinh viên Lào, Campuchia học tập, sinh sống ở Việt Nam đã, đang và sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ và chung tay thực hiện từ cộng đồng.

(còn nữa)

 

  • Nội dung: NHÓM PV BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ
  • Ảnh: Báo QĐND, CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

ứng dụng khcn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay4,770
  • Tháng hiện tại53,894
  • Tổng lượt truy cập643,587
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây