Một chuyến trải nghiệm cố đô Luang Prabang của Lào do Vilatha (Nghệ An) đưa đón du khách
Đây là hoạt động du lịch theo mô hình mới dự kiến tổ chức cuối tháng 10/2023 tại Thủ đô Vientiane (Lào); nhằm hội tụ các doanh nhân, lãnh đạo các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, nổi bật của Việt Nam trong phong trào “Thương hiệu Việt, người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” lan tỏa sang Lào. Trong chuyến đi sáng kiến, mọi người sẽ cùng tham gia Lễ hội tôn vinh thương hiệu doanh nghiệp; nhận kỷ niệm chương đối với doanh nghiệp, cá nhân tham gia chương trình và các doanh nghiệp Việt Nam trong chuyến du lịch trải nghiệm nước Lào sẽ tặng quà cho các địa phương, đơn vị phía Lào do bạn giới thiệu.
Bà Phạm Thị Yến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc cho biết, Chương trình được phía Lào đăng cai Chương trình tổ chức và Trung tâm chỉ là đơn vị tham gia; dịp này doanh nghiệp du lịch Vilatha (có địa chỉ tại Nghệ An) đưa đón và hướng dẫn du khách.
Chương trình du lịch trải nghiệm đất nước triệu voi bấy lâu trong tiềm thức người Việt Nam khi Lào được tạp chí danh tiếng của Mỹ, Forbes ca ngợi Lào với “mảng hấp dẫn về các điểm du lịch văn hóa, trải nghiệm ngoài trời và sự quyến rũ vượt thời gian”, vẫn giữ được vẻ nguyên sơ với phần lớn không bị ảnh hưởng bởi sự thương mại hóa. Ông Nguyễn Như Ý, Chủ tịch tập Tập đoàn Synot Asean, có địa chỉ tại xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên Nghệ An vô cùng hào hứng trong chuyến đi, bởi ngành nghề của tập đoàn là chuyên nông nghiệp, ông muốn qua dịp này được tiếp cận, giao lưu với doanh nghiệp trong nước nhưng đồng thời muốn tìm hiểu thị trường Lào. Đây là chuyến trải nghiệm mở ra nhiều cơ hội mới đối với Tập đoàn. Ông Nguyễn Như Ý bộc bạch.
Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đợt trải nghiệm này đều có tâm trạng chung như vậy. Đến Lào dịp này, các doanh nhân không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính nguyên bản của Lào mà còn được hòa mình khí tiếp cận, quảng bá, tìm cơ hội đầu tư sang nước Bạn, người bạn chí cốt của Việt Nam, đã từng đánh chung một kẻ thù, cho nhau máu để sống, quyết tâm giành lại nền độc lập tự do cho hai dân tộc Việt- Lào.
Cũng chính vì thế các doanh nhân Việt đến Lào còn mang thêm niềm tự hào của mối quan hệ có một không hai trên thế giới, quan hệ đặc biệt, thủy chung và hôm nay đến Lào có cảm giác như trở về nhà mình thăm người thân yêu.
Mô hình du lịch trải nghiệm, hòa nhập cần được ủng hộ, hỗ trợ và phát huy (Hình ảnh vinh doanh các doanh nghiệp, doanh nhân trong một chuyến du lịch do Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam- Hàn Quốc thực hiện)
Cũng theo Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc thì đây là hoạt động thường niên kết nối các quốc gia trên thế giới, nhằm tăng cường sâu rộng hơn trên nhiều lĩnh vực cũng như tăng cường ngoại giao nhân dân phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt đối với Lào thì hoạt động này còn mang một mầu sắc riêng, vừa giao lưu kinh tế, kết hợp văn hóa và du lịch, nhằm thúc đẩy sự phát triển và tìm cơ hội hội đầu tư.
Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào đạt 1,703 tỷ USD, Việt Nam tiếp tục là nước có đầu tư lớn thứ 3 tại Lào; Việt Nam còn là nước đón nhận hơn 14.000 cán bộ sinh viên Lào theo học và Việt Nam còn dành hàng chục ngàn suất học bổng cho công tác này.
Giao lưu Văn hoá- Du lịch - Thương mại Việt Nam – Lào mong muốn sẽ được tiến hành thường niên, đã được Đại sứ quán Lào tại Việt Nam rất quan tâm, đôn đốc đề xuất các bộ ngành triển khai; nhằm quảng bá đất nước và con người Lào với khu vực, đặc biệt là với Việt Nam; quan trọng, thông qua cầu nối là các doanh nghiệp Việt Nam để gắn kết văn hóa với kinh tế, phát triển ngoại giao nhân dân, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, cùng phát triển, đưa mối quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào.
Quốc Khánh
Nguồn tin: dientudacam.vn
Ý kiến bạn đọc